Công dụng và cách dùng của nhung hươu

Theo y học cổ truyền, nhung hươu là một trong 4 dược liệu quý hàng đầu (nhân sâm, lộc nhung, nhục quế, bạch phụ tử), có tác dụng bồi bổ sức khỏe, phòng và chữa bệnh cho con người. Nhung hươu có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, vào 3 kinh: thận, can, tâm, có tác dụng ôn thận, tráng dương, bổ tinh khí, bổ máu, làm mạnh gân xương, làm giảm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra nhung hươu còn có nhiều công dụng đáng quý khác và các cách chế biến, sử dụng riêng biệt để phát huy hết những công dụng ấy. Để hiểu biết chi tiết về những điều đó, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Giới thiệu về nhung hươu, nai

  • Theo y học cổ truyền, nhung hươu là một trong bốn vị dược liệu quý nhất: sâm, nhung, quế, phụ
  • Nhung hươu ( lộc nhung) là sừng non của loài hươu nói chung, sừng non của hươu sao gọi là hoa lộc nhung; sừng già gọi là lộc giác. Nhung nai ( sừng non của nai, còn được gọi là mê nhung) cũng được sử dụng tương tự như nhung hươu.
  • Nhung được lấy từ sừng của con đực. Từ hai tuổi trở đi, hươu nai đực bắt đầu có sừng, nhưng thường hươu nai từ 3 tuổi trở đi mới cho chất lượng sừng hoặc nhung tốt nhất để thu hoạch.
  • Sừng non khi dài khoảng 5-10cm, rất mềm. Sừng già ( còn gọi là lộc giác ) sẽ rụng vào cuối mùa hạ, xuân năm sau sẽ lại mọc sừng khác
  • Mùa thu hoạch nhung hươu vào khoảng tháng 2-3, nhung nai vào khoảng tháng 4-8. Thường tháng 7-8 là mùa hươu nai giao cấu. Con cái mang bầu 6 tháng, khoảng tháng 2-3 năm sau thì đẻ. Vào tháng 2-3 khi cặp nhung đã đúng tuổi, người ta tiến hành cưa lấy nhung từ chỗ cách đế nhung 3cm. Máu chảy ra được hứng lấy cho vào rượu uống.
  • Sừng non khi mới mọc sẽ ngắn, mềm, chưa phân nhánh, chứa rất nhiều mạch máu, gọi là huyết nhung, loại nhung quý nhất và được ưa chuộng hơn cả. Sừng non bắt đầu phân nhánh ngắn gọi là nhung yên ngựa, độ quý chỉ đứng sau huyết nhung.
  • Thường mỗi năm chỉ lấy được 1 cặp nhung, đặc biệt có khi 2 cặp. Nhung cắt được cần chế biến ngay vì dễ bị thối hỏng.

Tác dụng của nhung hươu, nai

  • Theo Tây y, nhung hươu, nai có tác dụng làm tăng khả năng miễn dịch, chống ung thư, chống viêm, giảm đau, kháng khuẩn, kháng virus, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa,  giảm căng thẳng, mệt mỏi, chống loãng xương, kích thích tiêu hóa. Khi dùng nhung hươu liều mạnh gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.
  • Theo y học cổ truyền Việt Nam, nhung có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh,bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ… Từ lâu đời, các thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.

Xem thêm:  Tác dụng tuyệt vời của nhung hươu

Cách dùng nhung hươu

Nhung hươu ngâm rượu

Khi được áp dụng khoa học, rượu nhung hươu mang hiệu quả bồi bổ chức năng sinh lý, tăng cường sức khỏe, nâng cao thể lực và các cơ quan trên cơ thể.

Ngâm rượu nhung tươi:

  • Sau khi có nhung tươi, cạo sạch lông, lau sạch toàn bộ nhung (trừ chỗ cắt) bằng rượu gừng (một phần gừng tươi, giã nát ngâm với 5 phần rượu 35 – 40 độ), để khô
  • Thái nhung và cho vào bình thủy tinh, đổ ngập rượu 35 – 40 độ
  • Ngâm trong khoảng 3 tháng, sau đó chắt rượu ra một bình khác.
  • Đổ thêm rượu vào bình lại ngâm tiếp lần 2, lần 3 trong khoảng 3 – 4 tuần.
  • Gộp dịch của 3 lần ngâm lại, đổ thêm rượu 35-40 độ với tỷ lệ 1 phần nhung ngâm với 8 – 10 phần rượu. Nếu ngâm ít, có thể sử dụng rượu nhung ngay sau lần ngâm thứ nhất, 2 lần sau gộp lại dùng tiếp.

Cách dùng nhung hươu 1

Rượu ngâm nhung hươu tươi

Ngâm rượu nhung khô:

  • Đem nhung mới cắt, lau bằng rượu gừng, để khô rồi sấy nhung trong tủ sấy, lúc đầu 50 – 600C, sau nâng lên 70 – 800C tới khô hoàn toàn.
  • Khi ngâm rượu cần làm sạch các lông tơ bên ngoài mặt nhung bằng cách nung đỏ một que sắt, lăn đi lăn lại cho cháy hết lông hoặc lấy cồn 900 tẩm vào rồi đốt cho hết lông.
  • Lau sạch bằng rượu gừng, để khô, thái mỏng bằng dao cầu, mỗi phiến dày 2-3mm. Nếu nhung quá cứng có thể đồ cho mềm
  • Thái lát nhung ra, ngâm với rượu 35-40 độ, với tỷ lệ 100g nhung ngâm trong 2,5 – 3 lít rượu thành phẩm.
  • Ngâm 3 lần:
  • Lần 1 ngâm 1 tháng rồi chắt rượu ra
  • Lần 2 đổ thêm 700-800ml rượu rồi ngâm khoảng 3 tuần rồi chắt rượu ra
  • Lần 3 đổ thêm 700-800ml rượu vào ngâm khoảng 2 tuần.
  • Gộp dịch chiết của 3 lần lại, thêm rượu cho đủ 2,5-3 lít trộn lẫn vào nhau
  • Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 30-50ml, trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.

Nhung hươu ngâm rượu cùng những vị thảo dược khác:

Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu dắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi

  • Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát)
  • Hoài sơn 40 g (giã nát).
  • Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày.
  • Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.

Nhung hươu và các vị thảo dược cô lại thành viên

Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, nước tiểu đục như nước vo gạo

  • Nhung hươu 40 g
  • Đương quy 40 g
  • Cả 2 sao khô, tán bột.
  • Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp
  • Người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.

Nhung hươu ngâm mật ong

Nhung hươu là một thượng dược rất tốt cho sức khỏe của con người và được rất nhiều người tin dùng. Nhiều người còn ngâm nhung hươu với mật ong, đây là một cách kết hợp khá phổ biến để tăng thêm hiệu quả, công dụng của nhung trong việc bồi bổ sức khỏe hay hỗ trợ điều trị bệnh.

  • Để ngâm được một hũ nhung hươu ngâm mật ong chất lượng, trước hết phải chọn được nhung hươu chất lượng tốt, tránh trường hợp mua phải hàng giả, kém chất lượng.
  • Trước khi ngâm nhung hươu với mật ong cần phải làm sạch nhung hươu:
  • Đặc biệt, phải chọn được loại mật ong nguyên chất, mật ong rừng mới thực sự tốt. Ngoài ra, đối với một số người cảm thấy nhung hươu khó ăn thì có thể sử dụng loại mật ong có mùi thơm để làm dịu đi và giúp thoải mái hơn khi ăn nhung hươu.
  • Nên thái nhung hươu theo lát ngang có kích thước từ 2-2,5cm; đối với những phần cứng hơn thì nên dùng dao chẻ làm 4 miếng.
  • Sau đó cho tất cả nhung hươu vừa thái vào bình và đổ mật ong
  • Ngâm mật ong với nhung hươu trong khoảng 30-45 ngày thì có thể đem dùng

Cách dùng nhung hươu 2

Nhung hươu ngâm mật ong

Lưu ý:

Không nên ngâm mật ong với nhung hươu quá lâu vì dễ làm giảm dưỡng chất từ sản phẩm, cũng không nên sử dụng sớm quá vì lúc này hai sản phẩm chưa hoàn toàn ngấm vào nhau, không phát huy được hết hiệu quả.

Nhung hươu nấu thành các món ăn bổ dưỡng

Cháo nhung hươu: Cháo nhung hươu là món ăn bổ dưỡng, thích hợp với người già, người mới ốm dậy, người bị suy nhược cơ thể. Cháo nhung hươu là món ăn dễ sử dụng và phù hợp với nhiều đối tượng. Rất nhiều người xem món cháo nhung hươu là món “ruột” của mình.

Cách dùng nhung hươu 3

Cháo nhung hươu

Chuẩn bị:

  • Nhung hươu tùy theo lượng ăn
  • Các loại củ quả tùy theo sở thích
  • Gạo
  • Có thể cho thêm nước dùng xương hoặc gà

Chế biến:

  • Rửa sạch nhung hươu rồi lau khô. Sau đó cạo sạch lớp lông phía ngoài, nếu muốn thơm có thể đem thui trước bếp than hoặc lửa. Không thui quá khô, chỉ cần cháy lớp lông bên ngoài.
  • Sau khi sơ chế sạch thái lát mỏng, dùng máu xay nhỏ hoặc băm nhỏ. Nếu quá nhiều có thể bảo quản trong ngăn đá để dùng dần.
  • Sau khi nấu cháo chín nhừ thì cho nhung hươu vào. Đun tiếp 10 phút, bắc ra ăn nóng.

Lưu ý:

Riêng phần gốc của nhung hươu khó thái hơn, nếu mua phần này có thể dùng máy xay công xuất lớn để xay hoặc thái bằng dao thái dược liệu tại của tiệm đông y. Với phần này phải ninh nhung hươu từ 45 phút đến 1 tiếng. sau đó lấy nước nấu cháo với gạo.

Cách nấu cháo nhung hươu tươi cũng giống như cách nấu cháo nhung khô nhưng thời gian nấu nhung hươu khô nhanh hơn.

Nhung hươu hấp cơm

Nhung hươu thái lát mỏng hấp với cơm dùng hàng ngày. Lần dùng từ 2g đến 5g, mỗi ngày một đến hai lần.

Nhung hươu sắc nước cùng với các vị thảo dược

Cường dương ích khí, động phòng bất thống.

  • Nhung hươu 0,6g, nhục thung dung 20g, thục địa 20g, tơ hồng 12g, sơn thù du 15g, viễn chí 10g, sơn dược 10g, ngũ vị tử 6g. Sắc đặc lấy nước uống. Cần uống ít nhất 7 thang trong 7 ngày. Riêng nhung hươu sau khi sắc được thuốc thì nuốt với nước thuốc.
  • Nhung hươu 30g, tán thành bột mịn, dâm dương hoắc 15g, sắc lấy 50ml nước. Mỗi lần uống 0,5-1g bột nhung hươu với nước sắc.

Trên đây là những thông tin cụ thể, giới thiệu về công dụng và cách chế biến cũng như cách dùng nhung hươu rất kĩ lưỡng Nếu cần tư vấn và muốn tìm hiểu thêm về công dụng và cách dùng nhung hươu hoặc các loại dược liệu khác, bạn có thể lhoặc đặt câu hỏi của bạn ở mục ý kiến ở cuối bài viết, Tra cứu dược liệu sẽ giải đáp những thắc giúp bạn có thêm những thông tin đáng tin cậy.

Xem thêm: áo bóng đá câu lạc bộ 2020

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/** * The template for displaying the footer. * * @package flatsome */ global $flatsome_opt; ?>