Cùng tìm hiểu về nhung hươu

Nhung hươu là gì?
Nhung hươu (hay còn gọi là nhung hươu nai} là sừng của hươu đực hay nai đực. Mỗi năng, vào cuối mùa hạ, sừng hươu, nai rụng đi, mùa xuân năm sau mọc lại sừng mới. Sừng mới mọc rất mềm, mặt ngoài phủ đầy lông, sờ vào êm như nhung nên gọi là nhung hươu nai, bên trong chứa nhiều mạch máu. Nhung có thể chưa phân nhánh hoặc có nhánh, còn gọi là nhung yên ngựa (nhung mới bắt đầu phân nhánh, còn ngắn, bên dài bên ngắn).

Huyết nhung và nhung yên ngựa là phần quý nhất. Nhung hươu tươi cắt xong cần chế biến ngay, để lâu sẽ thối rữa. Người ta đã phân tích được thành phần hóa học của nhung hươu nai, gồm canxi cacbonat, canxi phosphas, chất keo, protid, kích tố (testosteron, pentocrin…), acid amin (hơn 17 loại).Theo Tây y, nhung hươu giúp tăng sức mạnh cơ bắp, sảng khoái tinh thần, vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, lợi niệu và tăng nhu động dạ dày – ruột, chuyển hóa tốt protid và glucid… Tuy nhiên, nếu sử dụng nhung hươu với liều mạnh có thể gây hạ huyết áp, làm tim co bóp mạnh, đập nhanh, giật cơ, co giật hay đông huyết.

Đối với y học cổ truyền Việt Nam, nhung hưou có tác dụng sinh tinh, bổ tủy, ích huyết; chữa các chứng hư tổn cơ thể, di tinh, liệt dương, vô sinh, bệnh lậu, giúp khỏe gân xương, tăng tuổi thọ… Từ xa xưa, nhiều thầy thuốc Đông y Trung Quốc và Nhật đã dùng nhung như vị thuốc bổ, giúp cơ thể lâu già, chống co giật, chữa ung bướu, thấp khớp.Nhung hươu nai tuy bổ nhưng không phải ai cũng dùng được. Những người không được dùng nhung hưou là: người gầy, trong mình nóng, thiếu máu hay mất máu nhưng nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường, viêm phế quản, khạc đờm vàng, sốt, bệnh truyền nhiễm.

Giới thiệu những bài thuốc hay dùng nhung hươu:Chữa liệt dương, xuất tinh sớm, tiểu lắt nhắt, thai khó đậu, tứ chi lạnh, thắt lưng đau, gối mỏi, muốn kéo dài thời gian quan hệ: Nhung hươu 40 g (thái mỏng, giã nát), hoài sơn 40 g (giã nát). Cho vào túi vải, ngâm với 1 lít rượu trong 7 ngày, uống 10-20 ml/ngày. Khi hết rượu lấy bã tán mịn, vò viên uống.
Chữa tinh huyết khô kiệt, tai điếc, miệng khát, đau lưng, tiểu như nước vo gạo: Nhung hươu 40 g, đương qui 40 g, cả 2 sao khô, tán bột. Lấy thịt ô mai nấu thành cao trộn với bột trên, vo viên bằng hạt bắp, người lớn uống 50 viên/ngày, chia thành 2-3 lần, uống với nước cơm còn ấm.
Chữa trẻ em chậm lớn, còi xương, suy dinh dưỡng: Bột nhung 0,5 g x 2 lần/ngày.
Giúp kéo dài tuổi thọ (dùng thường xuyên và đúng chỉ định): Bột nhung 0,3-1 g x 2-3 lần/ngày.Chú ý: Để biết chắc nhung hươu là hàng thật, hãy chú ý vào mặt cắt. Mặt cắt nhung hươu đạt tiêu chuẩn là thật sạch, trắng, có lỗ nhỏ như tổ ong, rìa ngoài không có chất xương, mùi tanh, vị mặn.

1/ Quy trình chế biến nhung hươu tươi
Nhung hươu (hay còn gọi là sừng nai) được coi là một trong 4 thượng dược (nhung, sâm, quế, phụ) với công dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức khỏe sinh lý và có thể chữa nhiều bệnh hiệu quả mà ít người biết đến. Nhung hươu bổ như vậy, mà loại tốt thì cũng quý hiếm vì để khai thác và bảo quản nhung hươu tươi chất lượng, người ta phải thao tác và chế biến rất cẩn thận.

Hiện nay có nhiều phương thức sơ chế nhung hươu tươi với nhiều mục đích khác nhau, nhưng phổ biến nhất là có 2 cách:

– Chần nước sôi (luyện nhung): Đối với nhung hươu tươi, cho đầu nhung cắt vào nồi nước sôi 3 – 4 lần , mỗi lần 5 – 10 phút, đến khi có bọt ở miệng cắt và nhung hươu có mùi lòng đỏ trứng gà luộc chín thì thôi. Sau đó phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ 70 – 80°C trong vòng 2 – 3 giờ rồi lấy ra. Đốt rồi cạo sạch lông tơ rồi tẩm rượu nóng cho mềm, thái thành từng phiến, phơi khô để dùng. Với cách này ta có thành phẩm nhung hươu khô.

– Sấy cát hay sấy gạo: Rửa và lau nhung hươu tươi bằng rượu gừng và để khô, rồi cho cặp nhung hươu vào cát nóng 30 – 40°C  (để ngược các vết cắt lên phía trên). Khi cát nguội, thay cát mới có nhiệt độ cao hơn 60 – 70°C. Làm nhiều lần đến khi nhung khô hoàn toàn. Hoặc người ta có thể thay cát bằng gạo để tận dụng nấu cháo ăn sau khi sấy.

Chú ý không nên dùng cát hay gạo quá nóng, nhung hươu sẽ nứt và bên trong cũng khó khô, do đó cần nâng nhiệt độ sấy lên từ từ. Nhung hươu khô có thể dùng ngâm rượu hoặc tán thành bột hoặc sử dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền.

2/ Giai đoạn bảo quản nhung hươu

Tùy vào mục đích sử dụng, nhung hươu được bảo quản theo 3 hình dạng chính:

– Để nguyên cây: Rửa sạch bằng rượu có giã một chút gừng (giữ nguyên lớp lông nhung) hoặc giữ trạng thái đông đá, dùng dao lam hoặc do sắc cạo hết lớp lông và da cáy bên ngoài (không giữ lớp lông nhung). Dùng dao có mũi nhọn xăm đều trên nhung (để rượu thấm đều vào bên trong). Ngâm với rượu trắng 50°C.

– Thái lát: Giữ trạng thái nhung hươu còn đông đá dùng dao lam sắc cạo hết lớp lông nhung hoặc dùng que sắt nung nóng lăn làm cháy lớp lông nhung hoặc dùng còn 90o hơ để cháy lớp lông nhung, sau đó dùng kéo cắt lớp viền là lớp lông và da cáy rồi chế biến bằng cách thái lát. ta có thể đem nhung hươu thái lát này đi sấy khô để ngâm rượu với chúng với 1 số loại thuốc bắc, hoặc có thể dùng liền làm 1 số món cháo hoặc các món ăn ngon bổ như, cháo nhung hươu, nhung hươu xào với tiêu gừng ……– Xay nhỏ: Sau khi có nhung hươu thái lát có thể bỏ vào máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi chế biến.

Trong cách bảo quản nhung hươu nai thái lát hoặc xay nhuyễn, phần chưa dùng đến ta có thể bỏ vào các bịch nhỏ bảo quản trong tủ đá được khoảng 30 ngày.

Theo y học cổ truyền, nhung hươu có vị ngọt, tính ấm, có tác dụng ôn thận, tráng dương, bổ tinh khí, bổ máu, làm mạnh gân xương, làm giảm quá trình lão hóa, kéo dài tuổi thọ. Theo Tây y, công dụng của nhung hươu nai là bổ toàn thân, sảng khoái tinh thần, làm vết thương mau lành, ăn ngủ tốt, tạo huyết, bổ tim, ảnh hưởng tốt đến chuyển hóa các chất protid, glucid… dùng chữa các chứng bệnh do thận dương không đủ, cải thiện sức khỏe nam giới, khắc phục xuất tinh sớm, đái són, váng đầu, đau lưng, mỏi gối, trẻ em chậm lớn, phụ nữ kinh nguyệt quá nhiều, chảy máu tử cung, bạch đới…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

/** * The template for displaying the footer. * * @package flatsome */ global $flatsome_opt; ?>